Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Những bức ảnh đẹp mê hồn

Ngắm chùm ảnh nude đẹp mê hồn của nghệ sĩ Thái Phiên
(Dân trí) - Đây là những bức ảnh khỏa thân nghệ thuật đã được in trong cuốn sách “Xuân thì” của nghệ sĩ Thái Phiên, cuốn sách từng gây “sốt” và đem lại nhiều háo hức cho công chúng. Dân trí xin trích đăng lại một số bức ảnh để khán giả thêm một lần cảm nhận…
 >>  Chụp ảnh nude có cần lộ mặt?
 >>  Nhiều bất cập xung quanh việc “cởi trói” ảnh nude!
 >>  “Tôi từng chụp ảnh nude khi mới vào nghề”
 >>  Biển chắc phải bật khóc khi thấy ảnh nude của Hải Anh
Cuốn sách Xuân thì nặng 950 gram, được in song ngữ Anh Việt, tập hợp 71 bức ảnh khỏa thân nghệ thuật và 20 bài viết những câu chuyện, những bối cảnh, những cảm xúc… của tác giả trong quá trình thực hiện ra mắt công chúng vào tháng 12/2007 do NXB Văn Nghệ TPHCM ấn hành.
Xuân thì được coi là cuốn sách ảnh nude đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam. Ngay khi ra mắt, cuốn sách được công chúng hưởng ứng và đón nhận nồng nhiệt.
71 bức ảnh là những tác phẩm chọn lọc trong suốt 15 năm gắn bó với nghệ thuật chụp ảnh nude của người nghệ sĩ đến với ảnh khỏa thân nghệ thuật bằng cả niềm đam mê mãnh liệt và bản năng, nhiếp ảnh gia Thái Phiên.
Cuốn sách ảnh này từng đoạt Cúp đồng VAPA (không có giải vàng và giải bạc) của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và cho đến nay sách được tái bản 3 lần.
Mời độc giả thưởng thức một số bức ảnh nude nghệ thuật đẹp mê hồn trong cuốn sách ảnh “Xuân thì” của nghệ sĩ Thái Phiên:
Bức ảnh "Lời của biển"


"Bức họa"


"Gửi hương cho gió"

"Vườn cỏ hoang"
Nguyễn Hằng

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Dẫn chương trình văn nghệ

DẪN CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ
PHẦN I: KHAI MẠC

Thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh thân mến !
Hòa chung trong niềm hân hoan phấn khởi của các thế hệ học sinh đang hướng về ngày hội lớn của toàn dân – Ngày tôn vinh về sự nghiệp trồng người. Trong suốt thời gian qua trên khăp mọi miền của tổ quốc hàng triệu học sinh, sinh viên cùng với đội ngũ quý thầy cô giáo đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20 tháng 11 – Ngày nhà giáo Việt Nam, bằng những hành động thiết thực đem lại hiệu quả và những ý nghĩa vô cùng to lớn.

TUẤN
Thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh thân mến !
Hội khỏe Phù đổng đã thành công tốt đẹp, trong sự nỗ lực lớn của tất cả các vận động viên, huấn luyện viên và đội ngũ nhân viên phục vụ. Những thành tích mà các em đã đổ biết bao mồ hôi công sức, để mang về niềm vinh quang cho toàn trường. Đây quả là một món quà vô giá , nhằm bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với công lao dạy dỗ của quý thầy cô giáo.

Thành công của hội thao thực sự đã tiếp lửa thêm cho phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Với tinh thần trên hôm nay được sự cho phép của Ban giám hiệu trường THCS Lương Thế Vinh, cùng với sự nỗ lực lớn của quý thầy cô giáo và các em học sinh thân mến. Hôm nay thầy trò chúng ta tụ hội đông đủ về đây để tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng  ngày 20/ 11- ngày Nhà giáo Việt Nam. Đó là lí do của hội diễn hôm nay.
TUẤN
Với một niềm tin lớn, ban tổ chức hi vọng hội diễn hôm nay sẽ là một sân chơi nghệ thuật, là điều kiện thuận lợi để các em thể hiện tài năng, năng khiếu về văn nghệ. Những tiết mục mà mà các em đã dày công luyện tập trong suốt thời gian qua sẽ là những bông hoa tươi thắm, tô điểm thêm cho ngày hội của trường, bày tỏ một cách sâu sắc truyền thống tôn sư trọng đạo – một truyền thống quý báu đã được hun đúc từ hàng ngàn đời của người dân nước Việt.
Thay mặt ban tổ chức, tôi xin chúc hội diễn hôm nay thành công tốt đẹp. Chúc các chi đội có tiết mục tham gia hội bình tĩnh tự tin, dành chiến thắng.
( Giới thiệu đại biểu về tham dự)

Để hội diễn chính thức được bắt đầu, tôi xi trân trọng kính mời cô Mai Thị Nguyệt, Bí thư Chi bộ Hiệu trưởng nhà trường lên phát biểu khai mạc và cho ý kiến chỉ đạo. Xin trân trọng kính mời cô !


TUẤN
Thöa quyù vò ñaïi bieåu, quyù thaày coâ ! Nhaân daân ta thöôøng coù caâu ca dao:

Ngaøy naøo em beù coûn con
Baây giôø em ñaõ lôùn khoân theá naøy
Côm cha, aùo meï chöõ thaày
Nghó sao cho boû nhöõng ngaøy öôùc ao
            Vaâng ! Hôn ai heát, caùc theá heä hoïc troø laø nhöõng ngöôøi hieåu roõ nhaát veà ñieàu ñoù. Bôûi vì söï tröôûng thaønh cuûa chuùng ta hoâm nay, chính laø nhôø söï daøy coâng chaêm soùc, daïy baûo cuûa quyù thaày coâ. Vaø ñeå tieáp nối chöông trình xin môøi em Cẩm Tú chi đội 9A. Ñaïi dieän cho caùc baïn hoïc sinh trong toaøn tröôøng leân coù coù ñoâi lôøi phaùt bieåu vaø chuùc möøng quyù thaày coâ nhaân ngaøy 20/11.
PHẦN II: GIỚI THÀNH PHẦN BAN GIÁM KHẢO:
PHẦN III: HỘI DIỄN VĂN NGHỆ
TUẤN:
          Mở đầu chương trình của hội diễn hôm nay, xin mời tất cả quý vị khán giả cùng thưởng thức một tiết mục sôi động, mang đậm tính chất nghệ thuật vũ đạo. Đấy là tiết mục E rô pic do chi đội 8C biểu diễn. (1)
HÀ:
Ơn sinh thành tựa non cao vời vợi
Nghĩa dưỡng dục như sóng cuộn trùng dương
Cha mẹ đã cho chúng ta nên vóc, nên hình, thầy cô vất vã định hình ước mơ. Đó là lời tâm sự được gữi gắm qua tiết mục Hát, múa phụ họa với tựa đề “Nhớ ơn thầy cô ” do chi đội 7ª biểu diễn. Xin mời quý vị cùng thưởng thức. (2)
TUẤN:
          Thưa quý vị! Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy đã viết:
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi
Tóc xanh bây giờ đã phai
Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy
Dõi theo bước em trong suốt cuộc đời.
          Đó là nội dung của tiết mục song ca với tựa đề “Người thầy” một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy do chi đội 8ª biểu diễn. (3)

HÀ:
Trong mỗi chúng ta kỉ niệm ngày đầu tiên đi học đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng, kỉ niệm đầu đời. Kỉ niệm đó sẽ mãi mãi in sâu trong kí ức không bao giờ phai nhạt. Nó sẽ trở thành hành trang trong suốt mỗi cuộc đời. Để tiếp nối chương trình mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục tốp ca với tựa đề “ Bài học đầu tiên” do chi đội 6B biểu diễn.(4)
         




TUẤN:
Thưa quý vị ! Quê hương yêu dấu đã trở thành đề tài muôn thưở của thi ca và nhạc họa. Nhà thơ- nhạc sĩ Đỗ Trung Quân đã từng viết:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người
          Để tiếp nối chương trình mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục múa “Về quê cũ” do chi đội 6ª  biểu diễn.(5)
HÀ:
          Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
          Đúng vậy ! Nếu ai đã từng đến Tây Nguyên sẽ không bao giờ quyên được con người và mảnh đất nơi đây. Giữa đại ngàn của Cao nguyên hùng vĩ, đêm đêm bên ánh lửa bập bùng, ngất ngây trong men say của rượu cần truyền thống, với những vòng xoan uyển chuyển ru hồn, của các nam thanh nữ tú miền Sơn cước. Sẽ làm cho du khách nhớ mãi nơi đây.
          Để tiếp nối chương trình mới quý vị cùng thưởng thức tiết mục múa, với tựa đề: “ Những cô gái Tây Nguyên” Tiết mục được chuyển thể từ điệu Xoan truyền thồng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Tiết mục do chi đội 8C biểu diễn.(6)
TUẤN:
Lời thầy cô vang lên  tha thiết

Qua năm tháng sẽ còn vọng mãi trong tim mỗi người

Dòng lưu bút ướt nhòe giữ mãi trong lòng ta ....

Nào bạn thân yêu ơi!Hãy đến bên tôi nắm tay hát vang khúc ca

Lau khô dòng nước mắt thắp lên những yêu thương
          Những ca từ vang lên tha thiết như chắp cánh yêu thương, đưa ta đến bến bờ hạnh phúc. Đó chính là nội dung của tiết mục đơn ca được mang tên “Kỉ niệm thân thương” do Bạn Hồng Thương của chi đội 9ª biểu diễn. (7)
HÀ:
          Để tiếp nối chương trình mời quý vị cùng lắng nghe câu chuyên với nhan đề : “Hãy tha lỗi cho em” Qua giọng kể của bạn Nguyễn Văn Sĩ đến tư chi đội 7B.(8)
TUẤN:
          Việt Nam đất nước ta ơi................................Lại hiền như xưa.
          Mời bạn hãy đến quê hương chúng tôi, một đất nước sơn thủy hữu tình, có non xanh nước biếc, có cuộc sống hiền hòa,  có con người thân thiện. Cần cù mà sáng tạo, anh dũng mà vị tha, một đất nước giàu truyền thống anh hùng cách mạng. Đó là nội dung của tiết mục múa “Việt Nam quê hương tôi” do chi đội 7B biểu diễn.(9)

HÀ:
          Để tiếp nối và thay đổi không khí của hội diễn mời quý vị cùng đến với một tiết mục hết sức sôi động: Tiết mục E ro pic được mang tên Sirter – Sirter do chi đội 7C biểu diễn.(10)
TUẤN:
          Để tiếp nối chương trình mời quý vị cùng trở lại với không gian văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên. Với hình ảnh của ngọn lửa bập bùng, vòng xoan uyển chuyển và giọng hát làm mê đắm lòng người qua tiết mục múa được mang tên “Nàng sơn ca” do chi đội 8B biểu diễn.(11)
HÀ:
          Để tiếp nối chương trình mời quý vị cùng ôn lại những năm tháng hào hùng – những năm tháng “Sẻ dọc trường sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai” thông qua hình ảnh của những cô gai Bến Tre duyên dáng nhưng rất đổi anh hùng. Tuổi thanh xuân của họ đã đi trong “đạn lửa” đi như “nước lũ tràn về” Đó chính là nội dung của tiết mục múa “Dáng đứng bến tre” do chi đội 9B biểu diễn.(12)
TUẤN:
          Thưa quý vị ! Thưa tất cả các đồng chí, các em học sinh thân mến !
          Trong những ngày này từ sâu thẳm trái tim của mỗi người dân việt ai cũng bồi hồi xúc động khi nhớ về kỉ niệm của một người thầy. Vì độc lập của dân tộc vì cơm no áo ấm của nhân loại cần lao, người đã phải từ bỏ nghề dạy học, chia tay mái trường Dục Thanh yêu dấu  để ra đi tìm đường cứu nước, đem lại độc lập tự do cho tổ quốc. Người đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng chân lí của người vẫn trường tồn mãi mãi. Để bày tỏ tấm lòng thành kính, chi đội 6ª xin gữi đến quý vị tiết mục đơn ca được mang tên: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” do bạn Hoài Thương trình bày. (13)
HÀ:
          Để tiếp nối chương trình mời quý vị cùng thưởng thức một lần điệu dân ca Nam bộ
Thông qua tiết mục múa “Cây đa quán dốc” do chi đội 9ª biểu diễn (14)
TUẤN
Một bông hồng em dành tặng cô
Một bài ca em hát riêng tặng thầy
Những món quà bé nhỏ đơn sơ
Nhưng chứa chan niềm kính yêu vô bờ
          Lời thơ nhẹ nhàng mà tha thiết lắng sâu, bày một cách chân tình lòng tri ân sâu nặng đối với công lao trời biển của quý thầy cô giáo. Những người đã chắp cánh ước mơ, cho chúng ta niềm tin và hi vọng, cho chúng ta lẽ sống và tương lai. Đó là nội dung của tiết mục hát, múa phụ họa “Thầy cô cho em mùa xuân” do chi đội 6C biểu diễn.(15)
HÀ:
          Mái trường mến yêu – ngưỡng cửa vào đời, chính nơi đây đã in dấu nhiều kỉ niệm thân thương của một thời áo trắng. Tình nghĩa bạn bè lời dạy bảo của thầy cô, như thời gian êm đềm theo tháng năm, như dòng sông gợn đều theo cơn gió, mang tình tình yêu của thầy đến với chúng em. Đó là nội dung của tiết mục song ca: “Mái trường mến yêu” do đội  7C biểu diễn.(16)



TUẤN:
          Thưa quý vị ! Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã viết:
Em yêu phút giây này
Thầy em, tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Để cho em bài học hay.
          Quả đúng vậy, tóc của thầy điểm thêm nhiều sợi bạc để cho em bài học hay, cho em niềm tin và hi vọng, vươn tới những chân trời, thắp sáng mọi ước mơ. Tiếp theo chương trình mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục hát, múa phụ họa với tựa đề “Bụi phấn” một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, do chi đội 6B biểu diễn.(17)
HÀ:
          Tiếp nối chương trình mời quý vị cùng đến với tiết mục múa được mang tên: “Giấc mơ trưa” do chi đội 8A biểu diễn.
TUẤN:
          Để khép lại chương trình của hội diễn hôm nay mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục song ca được mang tên “Học trò teen” do chi đội 9B biểu diễn.
PHẦN IV: BẾ MẠC VÀ CÔNG BỐ GIẢI THƯỞNG:

Bài thơ Mẹ Suốt

MẸ SUỐT

Sinh
Nguyễn Thị Suốt
1906
Đồng Hới, Quảng Bình
Mất
Công việc
chèo đò
Mẹ Suốt, tên thật Nguyễn Thị Suốt (1906-1968), là một nữ anh hùng lao động trong Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua con sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967.
Bà sinh năm 1906 tại thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình. Bà sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo, thuở nhỏ đã phải đi ở suốt 18 năm. Sau Cách mạng tháng 8, bà mới lấy chồng, làm nghề chèo đò kiếm sống. Bà sinh ra 3 người con, 2 gái, 1 trai.
Năm 1964, sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ bắt đầu đem quân đánh phá miền Bắc. Miền đất Quảng Bình là một trong những trọng điểm đánh phá của máy bay và hải quân Mỹ, với mục đích nhằm ngăn chặn việc chi viện của miền Bắc cho lực lượng cách mạng miền Nam. Lúc đó, bà đã 60 tuổi nhưng vẫn xung phong nhận công việc chèo đò chở cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông Nhật Lệ, giữ vững thông tin liên lạc giữa hai bờ.
Kể từ đó, trong suốt những năm 1964 - 1966, bà vẫn giữ vững nhiệm vụ của mình, đã chèo hàng trăm lượt ngay cả những lúc máy bay Mỹ ném bom oanh tạc ác liệt. Bà được những người cán bộ và bà con gọi với tên quen thuộc Mẹ Suốt. Tổng cộng ước tính mỗi năm mẹ Suốt qua lại đến 1400 chuyến.
Trong Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1966 tổ chức ở miền Bắc, mẹ Suốt được mời tham dự. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.
Cuối năm 1968, khi chiến tranh trở nên ác liệt hơn, bà ngừng công việc chèo đò, di chuyển lên vùng cao hơn. Ngày 21 tháng 8 năm 1968, trong một lần đi ở bến đò Bảo Ninh sơ tán ở phía nam cách bến đò cũ 3km, mẹ Nguyễn Thị Suốt mất trong một trận bom bi oanh tạc của Mỹ. Sau đó bà được Nhà nước công nhận liệt sĩ.
Năm 1980, Ủy ban Nhân dân thị xã Đồng Hới đã cho dựng bia đài Mẹ Suốt nằm giữa trung tâm bến đò. Hiện nay ngay gần cầu Nhật Lệ là con đường Mẹ Suốt, là nơi đặt bức tượng mẹ Suốt. Bức tượng được khánh thành năm 2003, tác giả là nhà điêu khắc Phan Đình Tiến.

[sửa] Bài thơ Mẹ Suốt

Tháng 11 năm 1965, nhà thơ Tố Hữu, lúc đó là Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, đến Đồng Hới, Quảng Bình. Sau khi nói chuyện với mẹ Suốt (4 tháng 11), nhà thơ đã sáng tác bài thơ nổi tiếng mang tên Mẹ Suốt. Ngay sau khi ra đời, bài thơ được đăng trên Báo Nhân Dân và đã trở nên quen thuộc với công chúng, đặc biệt với hình ảnh bà mẹ Nguyễn Thị Suốt:
Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình
Mẹ rằng: Quê mẹ Bảo Ninh
Mênh mông sóng biển lênh đênh mạn thuyền
Sớm chiều nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín mười
Lớn đi ở bốn cửa người
Mười hai năm lẻ, một thời xuân qua
Lấy chồng cũng khổ con ra
Tám lần đẻ, mấy lần sa, tội tình!
Nghĩ mà thương mẹ cha sinh
Thương chồng con laị thương mình xót xa...

Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào
Bây chừ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!
Ông nhà theo bạn "xuất quân"
Tui nay cũng được vô chân "sẵn sàng"
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia ta đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!

Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ...
Gan chi, gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...
Ghé tai mẹ, tôi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra, ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:
"Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!"

Vui sao câu chuyện ân tình
Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say...

Những hình ảnh của trường Lương Thế Vinh